Nét Đẹp Của Nhã Nhạc Cung Đình Huế – Quốc Nhạc Của Triều Đại Nhà Nguyễn

Nhã nhạc cung đình là một thể loại nhạc bác học của thời đại phong kiến ngày xưa. Nhã nhạc là từ dùng để gọi sự nhã nhặn, thanh tao trong nét nhạc. Với lịch sử lâu đời hơn 10 thế kỉ, nhã nhạc cung đình sớm đã có được một vị trí quan trọng, đúng với tầm vóc của mình. Tuy nhiên, có hưng thịnh thì cũng ắt phải có suy tàn, trong những thăng trầm lịch sử của dân tộc ta đến ngày nay, Nhã nhạc dần dần ít được tiếp xúc với giới trẻ. Vì thế mà ngày nay, cần đưa nhã nhạc cung đình đến gần hơn qua các phương tiện truyền thông hiện đại.

Nhã nhạc cung đình Huế cũng là một loại nhạc kế thừa và phát huy tiếp những giá trị của nhã nhạc cung đình ở các triều đại trước để lại. Nhã nhạc phát triển dưới triều đại nhà Nguyễn và đặc biệt được các vua nhà Nguyễn coi trọng. Đây được coi là âm nhạc cung đình sử dụng trong tất cả các dịp lễ lớn của cả triều đình và được coi là “Quốc nhạc của triều đại nhà Nguyễn”.

Lịch sử hình thành và phát triển của Nhã nhạc cung đình Huế

Giai đoạn hình thành

Có sử sách chép rằng, nhã nhạc đã có thời gian hình thành từ tạn triều đại nhà Đinh. Tuy nhiên, vì có thời gian quá lâu mà hiện nay, ta không còn có những bằng chứng nào để xem xét và khẳng định tính đúng đắn của nó. Vì thế mà có thể coi nhã nhạc cung đình bắt đầu từ triều đại nhà Lý.

Được biết, những vũ điệu cung đình tồn tại dưới triều đại nhà Lý được xuất phát từ vùng đất Chiêm Thành. Nhã nhạc có những phát triển rõ nét hơn phải tiếp tục đến triều đại nhà Trần. Ở đây, cách sắp xếp, tổ chức của các dàn nhạc cũng có tính quy củ và chỉn chu hơn rất nhiều.

Đến triều đại Lê sơ, nhã nhạc bắt đầu đi vào giai đoạn hoàn chỉnh và ổn định. Thời kì này bắt đầu có sựu phân hóa về nhạc khí khi chơi âm nhạc cung đình với nhạc khí dùng trong âm nhạc dân gian.

Tiếp đến khi nhà Lê băt đầu duy vong và các triều đại khác Mạc, Trịnh, Nguyễn phân tranh quyền lực. Cùng với nhiều biến chuyển và thăng trầm như vậy trong bối cảnh lịch sử dân tộc mà nhã nhạc không còn được chú trọng nữa. Nhã nhạc lúc này có những nốt trầm xuống trong một khoảng thời gian.

Giai đoạn hưng thịnh

Mãi đến khi nhà Nguyễn lên nắm quyền, nhã nhạc cung đình mới quay trở lại và phát triển một cách rực rỡ hơn.

Có thể nói rằng, trong thời kí này, nhã nhạc cung đình Huế phát triển đến đỉnh cao. Nhất là vào những năm 1841 đến 1883, tức đời vua Tự Đức, những thể loại âm nhạc cung đình như nhã nhạc và hát bội phát triển lớn mạnh và có nhiều thành tựu giúp định hình nhã nhạc của nước ta đên ngày nay.

Giai đoạn thoái trào

Sau khi Nhà Nguyễn sụp đổ, cũng là khi nước ta bắt đầu bước vào thời kì khó khắn trong việc chống ngoại xâm Nhã nhạc cũng với các loại âm nhạc cung đình khác được gác lai một bên ddeerc chuẩn bị cho thời kì giải phóng.

Giai đoạn khôi phục

Không để kéo dài thời kì thoái trào quá lâu, từ khi nước ta chính thức được giải phòng, Nam Bắc nối liền một dải thì nhà nước, chính phủ đã bắt đầu lên những phương án nhằm phục dựng và bảo tồn nét đẹp này.

Đến ngày nay, những biện pháp giúp bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế vẫn đang được quan tâm và chú trọng.

Giá trị nghệ thuật của Nhã nhạc cung đình Huế

Âm nhạc là một môn nghệ thuật kết nối từ trái tim đến trái tim mỗi người. Từ khi sinh ra đến lớn lên, con người luôn được tiếp xúc với môn nghệ thuật độc đáo ấy. Khi còn nhỏ, ta nghe về những diệu hò, điệu ru của mẹ, của bà. Khi lớn lên một chút, ta bắt đầu bập bẹ những câu đòng dao, câu hò thân thương. Để đến khi trưởng thành, ta có thể hát được những điệu ca trù, điệu chòi nổi tiếng,… Như thế, âm nhạc lúc nào cũng là một người bạn đồng hành với ta.

Vì thế, âm nhạc sẽ mang trong nó những sứ mệnh quan trọng. Nó là cầu nối của những nét văn hóa mặc cho thời đại có đổi thay. Nó là bằng chứng vô giá chứng minh ta đã trưởng thành như thế nào. Và với tầm vóc một đất nước, âm nhạc cũng mang sứ mệnh như vậy. Nhã nhạc cung đình Huế không chỉ cho ta thấy được cái hay, cách thưởng nhạc độc đáo của thời xưa mà nó còn cho ta thấy đất nước mình đã từng có những điểm đặc trưng khác biêt như thế nào với những nước lân cận.

Nhã nhạc Huế có những cho ta thấy được giá trị của những nhạc công. Nhạc công là những người sáng tạo nên âm nhạc, họ mang những âm điệu vào cuộc sống. Nhã nhạc hay thì những người nhạc công cũng phải thật giỏi, thật thấu hiểu âm nhạc cung đình. Không phải ban đầu ai cũng chơi được nhã nhạc, những người nhạc công phải là những người được đào tạo sâu, được trau dồi những kỹ năng và kiến thức chuyên nghiệp thì mới có được một trình độ biểu diễn hàn hảo nhất.

Nói về giá trị của nhã nhạc thì không thể bỏ qua được những đặc trưng trong nhạc cụ hay nhạc khí. Những nhạc cụ dùng riêng cho chơi nhã nhạc được các nhạc  công đẽo gọt và chuẩn bị rất tinh xảo. Khi nghe các âm thanh của nhạc cụ phát ra, ta thấy được rõ nét từng âm sắc, từ âm trầm đến âm bổng. Chất liệu tạo nên nhạc cụ cũng được đề cập đến, như phải làm sao để nhạc cụ phát ra có tiếng trúc, tiếng đá, tiếng đồng,…

Dàn nhạc của nhã nhạc cung đình rất đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có hai dàn Đại nhạc chính Dàn này bao gồm có kèn, có trống và bộ gõ. Đàn nhị có thể có hoặc không, tùy vào việc bố trí và âm thanh của bài nhạc.

Về kèn có có loại như kèn đại, kèn trung, kèn tiểu. Lưu ý rằng các loại kèn này là các loại khác hoàn toàn với đồng như phương tây hay kèn Sunona (Kèn song hỷ) của bên Trung Quốc. Kèn được dùng trong nhã nhạc được miêu tả phải là loại kèn bầu, bát kèn được làm thủ công bằng gỗ.

Về trống, trống được sử dụng trong nhã nhạc đủ loại, đủ kích cỡ từ trống lớn cổ đại đến các loại trống tiểu cổ. Trống có một mạt, có bồng, có trống cơm. Trống thường đi theo cặp, thường có âm có dương.

Về bộ mõ, bộ gõ phải được làm bằng gỗ, có phách tiền, được thiết kế bằng kim khí độc đáo. Có chuông to, chuông ngỏ, đại la, tiểu la.

Tiếp theo là về các loại nhạc trong nhã nhạc cung đình Huế, gồm có 4 loai chính:

Thứ nhất là Lễ nhạc, được tổ chức trong những ngày lễ lớn trong Đại Nội.

Thứ hai là nhạc Thính phòng, trong nhạc thính phòng, người ta sử dụng từ 5 đến 6 nhạc khí. Đó là ngũ tuyệt tranh, nghuyệt, nhị, tỳ, tam hoặc tranh, nguyệt, nhị, tỳ, độc huyền, sáo.

Thứ ba là nhạc Tuồng, nhạc này rất phong phú và đa dạng.

Cuối cùng là các điệu múa cung đình, các điệu múa khác nhau thường sẽ mang những màu sắc khác nhau và sử dụng trong các ngày lễ nhất định.

Bảo tồn và phát huy những nét đẹp của Nhã nhạc cung đình Huế

Như đã nêu vấn đề ở trên, Nhã nhạc cung đình Huế không phải là thể loại âm nhạc phổ thông, nghe để giải trí, thư giãn đơn thuần mà nó là một thứ âm nhạc hàm ý, bác học. Chỉ có những người thực sự cảm nhận được những gì có trong nhã nhạc mới thấy nó hay, nó ý nghĩa. Chính vì thế mà nhã nhạc cung đình rất kén người nghe. Người nghe một lần mà thấy nó hay, hiểu được những gì trong từng âm điệu, sắc điệu lại cực kì hiếm. Ngày nay, Nhã nhạc cung đình Huế không phổ thông được với mọi người, với thời đại cũng chính là vì thế.

Tuy nhiên, Nhã nhạc cung đình Huế là một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, chúng ta cần bảo tồn nó vì nó là bảo chứng cho nét văn hóa của cả một thời đại, suốt hơn 2 thế kỉ của nước ta. Có thể sau này, những trang sách vở, văn bia bị mòn, bị rách, nhưng những giá trị văn hóa khi đi vào nhân dân thì chẳng bao giờ phai.

Nỗ lực của nhà nước trong việc bảo tồn di sản

Nhã nhạc cung đình Huế mang đạm nét của nét đẹp văn hóa Việt Nam, vì thế, nó là một di sản rất được nhà nước quan tâm và bảo tồn.

Những năm 1993-1995, Một dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Huế đã được đệ trình Chính phủ Việt Nam.

Ngày 24/7/2005, Chính phủ Việt Nam đã có công văn về việc lập hồ sơ Âm nhạc cung đình Việt Nam: Nhã nhạc là loại hình âm nhạc truyền thống tiêu biểu của Việt Nam để đề nghị UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại đợt 2, năm 2003.

Tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.

Chúng ta nên làm gì để bảo tồn nhã nhạc cung đình Huế?

Nhã nhạc cung đình Huế là một sản vật vô giá đối với dân tộc ta, đầu tiên, cần chú trong đưa nhã nhạc vào trong đời sống của ta. Cho nó tiếp xúc nhiều hơn với thế hệ trẻ- những người sau này giữ vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và bảo tồn. Nói về vấn đề này, nước ta đang có rất nhiều những giải pháp hiệu quả. Hiện nay, du khách đến Huế muốn nghe nhã nhạc chăng gì khó nữa. Vì hiện nay , nhã nhạc đã được phổ biến, đan lồng khi giới thiệu những khu thăm quan về cảnh sắc và di sản lịch sử ở Huế.

Ngoài ra, để bảo tồn nhã nhạc và cũng góp phần đưa văn hóa của ta vươn xa hơn đến tầm thế giới, rất nhiều các dự án khác nhau của các nghệ sĩ nghệ nhân giàu tâm huyết đã nghiên cứu về vấn đề này. Những công trình nghiên cứu không chỉ bó gọn trong nhã nhạc mà ngoài ra, các công trình còn nghiên cứu về các nhạc cụ dân tộc như trống, đàn đá,… và các trang phục biểu diễn khác.

Có thể mong rằng trong tương lai, nhã nhạc có thể lấy lại được vị thế mà nó vốn có.

Huế – cố đô xưa của triều đại cuối cùng nước ta vừa là sở hữu những di sản vật thể giá trị, vừa là nơi lưu giữ di sản phi vật thể quý giá. Đến Huế, bạn phải ngồi trên thuyền xuối dòng theo con sông Hương thơ mộng và nghe những điệu Nhã nhạc cung đình Huế mới đúng tinh thần của Huế.

Hòa giữa những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, điệu Nhã nhạc cung đình Huế vang lên càng làm tăng lên những nét giá trị sẵn có. Nó cũng làm cho những du khách đã từng đi Huế thưởng thức những điệu Nhã nhạc cung đình Huế này thì vương vấn chẳng thể rời chân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *