Kinh thành Huế – Linh hồn của Quần thể Di tích Cố đô Huế

Đến với Huế, bạn không chỉ tìm thấy được sự thư thái trong tâm hồn mà còn cảm nhận được lịch sử qua nhiều danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc tại đây, đặc biệt là Quần thể Di tích Cố đô Huế. Đây là di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Trong quần thể này, Kinh thành Huế giữ vai trò trung tâm, là nơi mà mỗi người con xứ Huế đều ít nhất một lần từng đặt chân đến.

Về Quần thể Di tích Cố đô Huế

Các cấu trúc của Quần thể Di tích Cố đô Huế được đặt cẩn thận trong khung cảnh tự nhiên của Huế và được căn chỉnh về mặt vũ trụ để phù hợp với hướng (đông, tây, nam, bắc); Ngũ hành (kim, mộc, thủy, hoả, thổ) và Năm màu (vàng, trắng, xanh, đen, đỏ).

Quần thể Di tích Cố đô Huế bao gồm: Kinh thành Huế, Hoàng cung, Hoàng Thành (Cố đô), Tử Cấm Thành (Tử Cấm Thành) và các cung điện hoàng gia liên quan. Trong đó, khu vực Kinh thành Huế đóng vai trò là cấu trúc trung tâm, là trung tâm hành chính của miền Nam Việt Nam trong thế kỷ 17 và 18. Kinh thành Huế không chỉ có các chức năng hành chính và quân sự. Đây còn là nơi cho vua chúa sinh sống, thưởng ngoạn. Và đến thời điểm hiện tại, Kinh thành Huế là di tích thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Kinh thành Huế nói riêng và Quần thể Di tích Cố đô Huế nói chung như một minh chứng lịch sử, đã cùng đất nước trải qua bao thăng trầm.

Quần thể Di tích Cố đô Huế là một ví dụ đáng chú ý về việc quy hoạch và xây dựng một kinh đô phòng thủ hoàn chỉnh trong khoảng thời gian tương đối ngắn vào những năm đầu của thế kỷ 19. Sự hài hoà về bố cục và thiết kế xây dựng của quần thể đã khiến nó trở thành một hình mẫu đặc biệt về quy hoạch đô thị phong kiến ​​muộn ở Đông Á.

Quần thể Di tích Cố đô Huế được xem là một công trình kiến trúc điển hình của một kinh đô phong kiến ​​phương Đông.

Kinh thành Huế được xây dựng vào thời gian nào

Trong vòng 143 năm, từ 1802-1945 Kinh thành Huế là nơi nhà Nguyễn đóng đô. Từ 1803, Vua Gia Long đã tiến hành khảo sát Huế. Sau đó, ông cho khởi công xây dựng Kinh thành Huế từ năm 1805. Đến năm 1832, Kinh thành Huế đã hoàn thành dưới triều vua Minh Mạng.

Vị trí Kinh Thành Huế

Khi nhìn vào bản đồ Huế, ta có thể thấy Kinh thành Huế tiếp giáp với những vị trí như: Hướng đông giáp với đường Phan Đăng Lưu. Về hướng tây giáp đường Lê Duẩn. Hướng Nam giáp với Trần Hưng Đạo. Và ở hướng bắc là giáp với đường Tăng Bạt Hổ.

Đó là ngoài thành, còn bên trong, người ta giới hạn 4 hướng dựa trên bản đồ thuộc các đường như: Ở hướng đông là đường Xuân 68. Hướng tây đường Tôn Thất Thiệp. Hướng nam là con đường Ông Ích Khiêm. Còn đường Lương Ngọc Quyến thì giáp với Kinh thành về hướng Bắc.

Lịch sử xây thành

Ngay sau khi nhận ngai vàng, vua Gia Long liền có ý định chọn vị trí mới để xây thành. Vì vậy, nhà vua đã tự mình đi khảo sát. Sau cùng, vua Gia Long đã quyết định nơi sẽ xây kinh đô mới là vùng đất rộng lớn bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng. Mảnh đất này gồm có phần đất của 8 làng là: Phú Xuân, Vạn Xuân, An Hoà, An Mỹ, Diễn Phái, An Vân, An Bảo, Thế Lại. Ngoài ra, còn có sự đóng góp 1 phần của sông Bạch Yến và sông Kim Long.

Kiến trúc Kinh Thành Huế

Kinh Thành Huế nằm hiên ngang bên bờ Bắc sông Hương, có diện tích là 520 héc-ta. Kinh Thành có kiến trúc xoay về hướng Nam. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành cũng xoay về hướng Nam.

Vòng thành có chiều cao là 6,6m, dày khoảng 21m, chu vi Thành gần 10 km. Thành được xây khúc khuỷu với sự có mặt của nhiều pháo đài được đặt ở vị trí cách đều nhau. Đi cùng với đó là đại bác, pháo nhãn và kho đạn. Ban đầu, vòng Thành chỉ được đắp bằng đất. Đến cuối đời Gia Long, vòng Thành mới bắt đầu được xây gạch. Với mục đích phòng thủ, tạo sự uy nghiêm cho Thành, một hệ thống hào bao bọc đã được dựng lên nên ngoài vòng Thành.

Thành có đến 10 cửa chính. Đặc biệt, Thành còn có thêm 1 cửa được đặt tên là Trấn Bình Môn. Cửa này thông với thành phụ nằm ở góc Đông Bắc của Kinh Thành là Trấn Bình Đài (hay thường gọi là thành Mang Cá). Hai cửa này thông với Kinh Thành bằng đường Thủy, và qua hệ thống Ngự Hà thì thông với bên ngoài.

Phía trong của Kinh Thành có nhà dân và nhà của các quan lại triều đình. Nơi quan trọng nhất của Kinh Thành là Hoàng Thành.

Phía trong Hoàng thành còn có Điện Thái Hoà. Nơi đây được dùng để thiết triều và thờ cúng. Nhà vua và hoàng tộc sẽ ăn ở và sinh hoạt tại Tử Cấm Thành. Tuy chỉ là nơi ăn ở, sinh hoạt nhưng bên trong Tử Cấm thành lại có rất nhiều công trình kiến trúc, từ lớn đến nhỏ với quy mô khác nhau, phân chia thành nhiều khu vực.

Kinh thành Huế có gì

  1. Hoàng Cung Huế (Đại Nội, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế)

Sừng sững và hiên ngang bên dòng sông Hương đã đi vào thơ ca của nhiều thế hệ, Đại Nội Huế là nơi chứa đựng nhiều dấu ấn đặc sắc nét văn hoá của triều đình nhà Nguyễn từ hàng thế kỷ trước. Theo ghi nhận của lịch sử Việt Nam, Đại Nội Huế là công trình có quy mô đồ sộ nhất với quá trình xây dựng mất tới 3 thập kỷ và tiêu tốn hàng vạn sức thi công, xây dựng.

Tại Bảo tàng cổ vật Huế, các đồ vật ghi dấu ấn cổ xưa được trưng bày trang trọng và đẹp mắt. Cách trang trí bảo tàng của các nghệ nhân đã tạo nên một không gian văn hoá mang đậm hơi thở của lịch sử.

  1. Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định

Nhờ vào sự thành công của bộ phim Mắt Biếc, Lăng Khải Định đã được biết đến nhiều hơn, quen thuộc hơn với các du khách gần xa. Công trình này được đánh giá cao về tính nghệ thuật và lối kiến trúc so với các lăng tẩm ở Huế. Đây là nơi yên nghỉ của các vị vua và được xây dựng theo yều cầu của các vua khi còn tại vị. Bề ngoài thì trông giống nhau nhưng bên trong đều mang một lối kiến trúc khác nhau. Mỗi Lăng thể hiện mỗi tư tưởng của từng vị vua.

  1. Lăng Gia Long, Thiệu Trị, Đồng Khánh và Điện Hòn Chén

Lăng Gia Long là nơi dành cho du khách yêu thích lối kiến trúc đơn giản, cảnh đẹp và sự trầm lặng của thiên nhiên. Lăng Gia Long được bao quanh bởi đồi thông, hồ sen trắng và nằm trên ngọn đồi cao nhất. Nơi đây từng xuất hiện trong bộ phim “Gái già lắm chiêu 3”.

Lăng Gia Long mang nét đẹp cổ kính, trầm mặc giữa đại ngàn. Đến đây, ta hoàn toàn được thả lỏng tâm hồn, tìm lại bản thân sau những bộn bề cuộc sống. Hồ sen trắng mang lại sự thuần khiết như muốn nhắc nhở về sự hướng thiện của mỗi người. Tại đây, từ những bậc cầu thang dẫn lên Lăng, bạn đã có được rất nhiều bức ảnh thu hút với “ngàn like”.

  1. Cung An Định, Đàn Nam Giao

Cung An Định được xem là công trình kiến trúc độc đáo của nhà Nguyễn, là sự hoà trộn giữa hai phong cách tân – cổ điển đặc sắc tại Việt Nam. Cung An Định được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Nên đến Kinh Thành Huế vào mùa nào

Bạn nên đến đây vào các năm chẵn, tháng Tư hoặc tháng Sáu vì sẽ có Festival Huế. Bạn không nên đến Huế vào tháng 8,9,10,11. Vì những tháng này, ở Huế thường có mưa lớn. Sự lựa chọn tuyệt nhất là vào 3 tháng đầu năm. Vì khoảng thời gian này, ở Huế bầu trời xanh, nắng đẹp, thời tiết dễ chịu. Và bạn tha hồ được sống “ảo”.

Kinh thành Huế rất rộng. Để dễ dàng di chuyển và ngắm nhìn vẻ đẹp mang hơi thở của lịch sử thì bạn nên đi vào khoảng thời gian có tiết trời tốt. Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu ăn uống cho du khách gần xa, ở đường dẫn vào Kinh Thành Huế có rất nhiều hàng, quán khác nhau. Điểm đặc biệt là, bạn sẽ thấy các “quầy hàng” ở đây chính là những quang gánh. Thực khách có thể đứng hoặc cũng có thể ngồi trên các ghế nhựa được người bán bày sẵn.

Tuy bán cho khách du lịch, nhưng giá đồ ăn ở trước Kinh Thành Huế rất rẻ. Ở đây, hầu như không xuất hiện hiện tượng “chặt chém” khách du lịch như ở một số nơi khác.

Nếu có cơ hội, bạn hãy trải nghiệm vẻ đẹp của Kinh Thành Huế khi bị bóng tối bủa vây. Kinh Thành Huế với vẻ đẹp hiên ngang, sừng sững dù ngày hay đêm. Nhưng có một điều, khi màn đêm buông xuống, Kinh Thành như ẩn chứa một sự huyền bí, trầm mặc của dấu ấn lịch sử hàng trăm năm qua.

Về quản lí và bảo dưỡng Kinh thành Huế

Vì nằm trong Quần thể Di tích Cố đô Huế nên vấn đề bảo dưỡng và quản lí Kinh thành Huế cũng giống với Quần thể Di tích Cố đô Huế. Nơi đây thuộc quyền sở hữu toàn bộ của Nhà nước. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ các giá trị di tích. Với số lượng hơn 700 nhân viên có trình độ chuyên môn cao, thuộc các lĩnh vực khác nhau, tổ chức này giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến di tích, bao gồm: phân vùng, nghiên cứu, bảo tồn di sản vật thể và phi vật thể, tái tạo tư liệu truyền thống, quản lý du khách.

Quần thể Di tích Cố đô Huế được chú trọng đặc biệt trong chính sách “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế”, định hướng cho việc bảo tồn và trùng tu quần thể đến năm 2020. Ngoài ra, Khung quy hoạch điều chỉnh cho Quần thể Di tích Cố đô Huế (2010-2020) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 7/06/2010. Điều này nhằm kiểm soát những dự án có nguy cơ xâm phạm đến Quần thể Di tích Cố đô Huế.

Kinh thành Huế là một di tích lịch sử mà bạn không nên bỏ qua trong hành trình du lịch của mình. Nếu chỉ đặt chân đến Huế mà không dừng chân tại Kinh Thành thì xem như bạn vẫn chưa hiểu về Huế. Vì Kinh Thành Huế chính là linh hồn, là trái tim của mảnh đất này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *