“Em sẽ về thăm xứ Huế mờ sương
Bởi vấn vương dòng sông Hương, núi Ngự
Để nghe thấy tiếng chuông chùa Thiên Mụ
Nón bài thơ đi giữa ánh dương tà”
Cố đô Huế là một trong những địa danh du lịch được yêu thích nhất ở nước ta. Nhắc đến Huế, ta không chỉ thấy vẻ đẹp mộng mơ đến say đắm lòng người, mà ta còn thấy những dấu vết lịch sử còn vương vấn.
Là nơi đặt kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, dù ít, dù nhiều thì mỗi con đường, mỗi cảnh quan ở Huế đều cho ta rất nhiều các cảm giác hoài cổ. Một trong những địa điểm du lịch lịch sử hấp dẫn nhất ở đây là Đại nội Huế. Đến Huế mà không dừng chân tại Đại nội thì đúng là một thiếu sót to lớn. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng điểm qua những nét đặc biệt của địa danh này.
Đại Nội Huế nằm ở đâu?
Đại Nội Huế nằm ở ngay phía Bắc của dòng sông Hương. Nếu bạn đi dạo dọc theo bờ của dòng sông Hương, bạn có thể thấy được Đại nội.
Cụ thể hơn một chút, Đại Nội Huế có vị trí chính xác giáp các đường sau. Phía bắc Đại nội giáp đường Tăng Bạt Hổ. Phía Nam thì giáp đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn. Phía đông giác đường Phan Đăng Lưu và phía tây giáp đường Lê Duẩn.
Nếu muốn đến thăm Đại nội mà chưa biết được vị trí chính xác thì bạn có thể mở bản đồ địa lí Huế và tìm ở các vị trí như bên trên.
Lịch sử Đại Nội Huế
Đại Nội Huế hay còn được gọi là Kinh thành Huế, Thuận Hóa kinh thành. Từ thời Tây Sơn- Vua Quang Trung, Huế đã được chọn làm kinh đô cính thức của nước ta. Tuy nhiên, phải đến thời đại nhà Nguyễn, Đại nội Huế mới được xây dựng và đây chính thức trở thành nơi đóng đô của cả triều đại Nguyễn. Suốt từ khi vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế đến khi vua Bảo Đại thoái vị. Tức là nhà Nguyễn đóng đô ở đây trong suốt 143 năm ( từ năm 1802 đến 1945). Hiện nay, Đại Nội Huế đã trở thành một trong các di sản thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế. Và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Quá trình xây dừng Đại nội từ năm 1803, vua Gia Long đã tiến hành khảo sát vị trí nơi đây và đến năm 1805 thì Đại Nội Huế được chính thức xây dựng. Sau đó, mãi đến năm 1832, dưới triều của vua Minh Mạng, công trình mới xây dựng xong và chính thức hình thành.
Kiến trúc của Đại Nội Huế
Đại Nội Huế được thiết kế với nét kiến trúc đặc trưng của triều đại nhà Nguyễn. Nét kiến trúc này mang đậm nét văn hóa phương Đông và ngoài ra, cũng có những nét tinh xảo xen kẽ của nét thiết kế phương Tây.
Đại Nội Huế được kế với 2 phần chính, đó là: Hoàng thành Huế và Tử Cấm Thành.
Hoành Thành Huế
Hoàng Thành Huế được xây dựng với nhiều phần khác nhau. Người ta thống kê thì ở đây có khoảng hơn 1000 công trình lớn nhỏ. Các công trình này có cách xây dựng đố xứng theo trục, đây là theo quan niệm phong thủy tả nam hữu nữ, tả văn hữu võ. Trục chính giữa chính là nơi xây các cung điện dành cho vua. Các công trình nhỏ đan xen, hòa chung với cảnh sắc mây trời, vừa tự nhiên lại vừa trang trọng.
Hoàng Thành được xây bằng gạch xưa, có khoảng 4m, dày khoảng 1m. Hoảng Thành được xây trên một nền đất vuông vắn với mỗi cạnh có chiều dài đến 600m. Xung quanh của Hoàng Thành có các hàng rào kiên cố để bảo vệ. Công trình gồm có 4 cửa chính khác nhau và được bố trí tại 4 hướng. Phía Nam là cổng Ngọ Môn, phía Bắc là cổng Hòa Bình, phía Tây đặt cổng Chương Đức và phía Đông là cổng Hiển Môn. Tuy nhiên, cổng được sử dụng nhiều nhất và được coi là cổng chính thức là cổng Ngọ Môn. Ngoài ra, bên ngoài Hoàng thành được đào những hồ sâu sát bên tường bao và có những cây cầu bắc sang. Tất cả những cây cầu và hồ này đều được gọi bằng cái tên chung là Kim Thủy.
Ngọ Môn Huế
Là nơi phải đi qua đầu tiên để vào Hoàng Thành, Ngọ Môn nằm ở phía Nam Hoàng Thành. Tại sao lại chọn hướng Nam để đặt cổng chính ở Hoàng Thành? Thì có thể giải thích rằng, hướng Nam từ ngày xưa, người ta quan niệm là hướng của các bậc vua chúa. Chính vì thế mà kiến trúc mới đặt cổng chính ở hướng Ngọ (Nam) và đặt tên cho địa danh này là “Ngọ Môn”. Cổng Ngọ Môn được chia ra làm 2 phần chính là: Cổng và Lầu Ngũ Phụng.
Đứng ở cổng Ngọ Môn, ta có thể nhìn ra được phía dòng sông Hương xinh đẹp. Cổng của Ngọ môn gồm 5 cổng khác nhau. Trong đó, cổng chính giữa được dành cho vua đi, hai cổng bên là cổng dành cho các quan lại như quan văn, quan võ, cuối cùng là hai cổng ngoài cũng là cổng dành cho binh lính, hầu cận cùng các loài vật như voi, ngựa đi theo để hầu vua.
Ngay phía trên cổng là nơi đặt Lầu Ngũ Phụng. Làu được chia ra 2 tầng và 9 bộ mái khác nhau. Đoạn mãi giữa được lợp màu vàng, tượng trưng cho màu của vua. Các màu mái bên ngoài thì khác hơn là được lợp màu xanh. Khi triều đình có các loại lễ hội lớn thì Lầu Ngũ Phụng sẽ được chọn là nơi tổ chức.
Vừa bước vào Hoàng Thành mà đi qua Ngọ Môn, ta đã thấy được những nét thiết kế vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ hợp theo phong thủy đất trời của vùng đất nơi đây.
Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi
Sau khi đi qua cổng Ngọ Môn, ta sẽ đến với cầu Trung đạo bắc qua hồ Thái Dịch. Đi qua cầu là có thể đến Điện Thái và sân Đại Triều Nghi.
Điện Thái Hòa là một cung điện khá hoành tráng. Nó không chỉ đơn thuần là một công trình trong Đại nôi mà nó còn là một biểu trưng cho sự uy quyền và sức mạnh vững chắc của triều đại.
Điện Thái Hòa cùng với sân Đại Triều Nghi là nơi diễn ra hầu hết những nghi thức cũng như buổi lễ nghi trọng đại. Ví dụ như là lế Đăng Quang, chúc thọ vua, tiếp đón các đoàn xứ giả phương xa và những buổi đại triều thường niên. Trong quan niệm của các các nước phong kiến ngày xưa, cung điện cũng như sân chầu này là nơi đặt “trái tim” của đất nước. Đây phairlaf vị trí trung tâm, đắc địa nhất, vừa để thể hiện hiện cho sự lớn mạnh, vừa cầ mong cho sự phát triển phồn hoa của nước nhà.
Điện là một trong những công trình được xây đầu tiên khi bắt đầu xây Đại Nội vào năm 1805. Sau đó vào năm 1033, khi vua Minh Mạng có thay đổi một chút về cách bố trí của cung đình thì điện đã được rời về mé Nam để làm to đẹp, hoành tráng hơn.
Tử Cấm Thành
Sau Hoàng Thành, chúng ta có thể đến thăm Tử Cấm Thành. Đây là một trong các khu vực quan trọng bậc nhất của Đại Nội. Tọa lạc trên trục Bắc Nam với Hoàng Thành và Kinh thành. Tử Cấm Thành là nơi vua và các quan lại khác ở và sinh hoạt trong cung. Với thiết kế với hơn 50 công trình kiến trúc khác nhau, Tử Cấm Thành quy tụ đầy đủ những khu vực thiết yếu để phục vụ tất cả các hoạt động của vua, từ làm việc, đọc sách đến nơi tổ chức yến tiệc và thiết đãi các sự kiện lớn.
Đại Cung Môn
Đây là cửa chính để đi vào Tử Cấm Thành. Cửa bao gồm 3 lối vào chính. Cửa chính giữa cũng là để vua đi.
Sau khi qua cửa Đại Cung, chúng ta sẽ được dẫn vào sân bái mạng có đặt hai vạc đồng lớn. Hai dãy của lối đi, phía bên trái dẫn vào Tả Vu- nơi dành cho quan văn, phía phải dẫn vào Hữu Vu- nơi dành cho quan võ. Hai nơi này là nơi diễn ra các nghi thức của quan lại trước khi thiết triều. Ngoài ra, ở xung quanh đây cũng đặt nhiều cơ quan làm việc của các viện. Đối diện trực tiếp với Đại Cung Môn chính là Điện Cần Chánh.
Điện Cần Chánh
Điện được thiết kế chủ ý nằm theo một chiều dọc, thẳng hàng với điện Thái Hòa. Điện được thiết kế rất cầu kì, là nơi được xây dựng với nhiều khối gỗ lớn và đẹp nhất trong toàn bộ Tử Cấm Thành. Nền của điện cao tầm 1m.
Điện Cần Chánh là nơi vua tổ chức các buổi thiết triều. Ngoài ra, điện còn là nơi diễn ra toàn bộ các hoạt động ngoại giao, chính trị và bạn bạc các công việc trong nước
Điện Càn Thanh
Điện Càn Thanh trước đây được gọi là điện Trung Hòa. Đây là tư cũng của các vua triều Nguyễn. Vì thế, nó được đặt ở vị trí trung tâm của Tử Cấm Thành. Trước điện có một khoảng sân rộng với ao sen và một tấm bình phong lớn. Ngoài ra, trái, phải của điện cũng đặt rất nhiều các quan trọng thiết yếu khác.
Cung Khôn Thái
Nằm ở phía sau của điện Càn Thanh. Đây là cung của Hoàng Quý Phi và các phi tần, mỹ nữ khác của vua.
Điều đáng tiếc là vào năm 1947, các công trình trên như Đại Cung Môn, Điện Cần Chánh, điện Càn Thanh và cung Khôn Thái đều bị thiêu rụi. Hiện nay, các công trình trên đang được xây dựng, cải tạo lại nguyên trạng.
Những hoạt động thú vị diễn ra tại Đại Nội Huế
Đến Đại Nội Huế, bạn không chỉ được thăm quan cảnh đẹp và những công trình xưa, mà ngoài ra, bạn còn được thưởng thức nhiều nét đpẹ truyền thống được ô phỏng lại tại nơi đây. ĐỊnh kì vào các thứ 7 hay chủ nhật trong tuần, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những nghi lệ ngày xưa trong cung đình, đó là những điệu múa, điệu hát hay những nghi lễ đặc biệt tại triều đại xưa.
Hơn thế nữa, vào các buổi tối, Đại Nội Huế sẽ lên đèn. Phản chiếu dưới các dòng nước hồ lấp lánh, cảnh sắc của Đại Nội sẽ được khuếch đại lên rất nhiều. Đây là một trong những bức tranh tươi đẹp nhất khi bạn đến thăm Huế.
Với một nét kiến trúc văn hóa hết sức hoành tráng và lộng lẫy, Đại Nội Huế làm nổi bật lên những gì đã thuộc về lịch sử. Dù đã có tuổi đời hơn 200 năm nhưng Đại Nội Huế vẫn đứng vững và giờ đây, nó là minh chứng rõ nét nhất thuộc về một triều đại phong kiến của nước ta. Vì thế, nếu có cơ hội một lần đến thăm Huế, thì đừng ỏ qua địa danh nổi tiếng này.